Viết Tiểu Luận Phê Bình Phim – Bài Luận Về Bộ Phim Ba Chàng Ngốc – 3 Idiots Review (Phần 1)

Bạn cần tìm dịch vụ viết tiểu luận phê bình phim để hỗ trợ bạn giải quyết những khó khăn trong quá trình làm bài hoặc nhận định một tác phẩm điện ảnh nào đó. Vậy thì hãy tham khảo ngay ưu điểm của dịch vụ viết bài tại Vivu nhé!

Review dịch vụ viết bài của Vivu

Cũng là một trong những dịch vụ cung cấp bài viết chuẩn SEO, bài viết website, viết bài báo cáo khoa học, viết bài tiểu luận… Vivu hiểu được vấn đề của đại đa số khách hàng chính là không có đủ thời gian để hoàn thành 1 bài viết/luận án. Do đó, tìm đến dịch vụ viết bài chính là một giải pháp thiết thực nhất hiện nay. Và Vivu cam kết sẽ mang đến những giá trị đúng với nhu cầu của bạn.

  • Định hướng bài viết/bài luận mang tính cá nhân hóa theo từng nhu cầu khách hàng.
  • Xác định lý do chọn đề tài phù hợp
  • Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
  • Xây dựng phương pháp nghiên cứu rõ ràng
  • Mục lục bài viết logic, khoa học
  • Triển khai nội dung mạch lạc, có trích dẫn cụ thể
  • Chuẩn hóa nội dung bài viết đúng với yêu cầu

>>> Xem thêm: Dịch vụ viết bài

Nhận tư vấn qua Hotline 0944 344 473

Hoặc tương tác trên Fanpage

Mẫu bài Luận Về Bộ Phim Ba Chàng Ngốc

Mẫu bài Viết tiểu luận phê bình phim Ba Chàng Ngốc theo nền điện ảnh Bollywood Ấn Độ của Vivu hy vọng sẽ mang lại niềm tin cậy và cảm hứng cho bạn.

Viết Tiểu Luận Phê Bình Phim – Bài Luận Về Bộ Phim Ba Chàng Ngốc – 3 Idiots Review

MỤC LỤC BÀI LUẬN

A – LỜI MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nói đến Ấn Độ ngày nay, người ta thường đề cập đến tiềm năng hạt nhân, đến sự phát triển công nghệ thông tin, đến một siêu cường kinh tế của tương lai. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết Ấn Độ cũng rất mạnh về điện ảnh. Những bộ phim được làm ở xứ sở của sông Hằng mang những sắc thái rất riêng, không thể nhầm lẫn với những hãng phim khác trên Thế Giới. Và hãng phim Bollywood là đại diện cho điện ảnh Ấn Độ với niềm tự hào đáng giá của người Ấn về sự khác biệt của mỗi bộ phim. Đặc biệt là bộ phim mang giá trị nhân văn sâu sắc như “ 3 Idiots”.

Ý nghĩa bộ phim 3 chàng ngốc
Những giá trị nhân văn được thể hiện trong ngôn từ đối thoại trong bộ phim…

Cái tên Bollywood là sự kết hợp tinh tế giữa thành phố cũ Bombay của Ấn Độ và hang phim Hollywood của Mỹ. Từ đó có thể thấy được những bộ phim của Ấn Độ là sự kết hợp sâu sắc giữa truyền thống và hiện đại với lối diễn và kịch bản phong phú, dàn diễn viên xinh đẹp và đầy tài năng. Bollywood đã làm nên bản sắc Ấn, lưu giữ lại những nét tinh túy của điệu nhảy truyền thống, phong tục tập quán, lễ cưới hỏi, lễ hội hay những món ăn gia đình…cùng với đó hiện lên những đặc trưng về sự lồng ghép điệu nhảy múa Sexy và những ca khúc độc đáo phù hợp với bối cảnh từng bộ phim. Chính vì vậy, khám phá nét mới lạ của Bollywood là một hành trình thú vị và bí ẩn giống như con sông Hằng huyền thoại vậy.

Trong hàng loạt các bộ phim của Bollywood, 3 Idiots là một bộ phim gặt hái được nhiều thành công với sự đặc biệt của nó. Kịch bản khai thác ở khía cạnh những anh chàng sinh viên và hệ thống giáo dục ở Ấn Độ, lột tả tất cả những mặt trái của xã hội và cái lạc hậu trong nền giáo dục. Đạo diễn nổi tiếng cùng dàn diễn viên tài năng đã bao quát được cái giá trị nhân văn cố hữu của bộ phim. Cuộc sống là chính chúng ta nắm giữ và hành động vì mục tiêu lý tưởng của bản thân. Những bài học ý nghĩa của bộ phim có thể xuất thành châm ngôn cho cuộc sống. Bộ phim là một cuốn sách thú vụ sẽ được tái xuất bản nhiều lần vì những giá trị mà nó mang lại. Đồng thời, chỉ trong thời gian ngắn, 3 Idiots đã mô tả hết những đặc trưng của hãng phim Bollywood, bộ phim là một thế giới thu nhỏ của phim Bollywood với những bài học vô cùng đắt giá.

Do đó, việc nghiên cứu đề tài Bollywood thu nhỏ với những bài học ý nghĩa trong phim “ 3 Idiots” là rất cần thiết để khám phá nền điện ảnh bao quát nền văn hóa giáo dục của Ấn Độ. Từ đó, chúng ta phân tích và nghiên cứu sâu hơn về Bollywood cũng như tính nhân văn của bộ phim 3 Idiots, để rồi áp dụng vào cuộc sống những cái hay và mới, đặc biệt là cách dạy và học hiện nay. Với đề tài này thì hầu như vẫn chưa có bài viết nghiên cứu sâu, chính vì thế đề tài sẽ đem đến cách nhìn nhận mới và sâu sắc hơn về văn hóa giáo dục và điện ảnh Ấn Độ. Tìm hiểu triển vọng của bộ phim 3 Idiots và phát triển nhiều hơn nữa những giá trị từ các bộ phim Ấn Độ khác.

>>> Có thể bạn cần biết: Viết Bài Báo Khoa Học Là Gì? Có Nên Thuê Dịch Vụ Viết Báo Khoa Học?

II. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mục đích nghiên cứu

  • Tìm hiểu sâu hơn về đặc trưng nền điện ảnh Bollywood của Ấn Độ qua đó nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ được rõ ràng và thú vị hơn qua màn ảnh của phim 3 Idiots
  • Hiểu hơn về phong cách của người Ấn từ nhiều khía cạnh khác nhau.
  • Phân tích giá trị nhân văn và bài học ý nghĩa từ bộ phim 3 Idiots từ đó học được những bài học ý nghĩa từ bộ phim và từ nền điện ảnh khác biệt của Ấn Độ
  • Mang lại một kết quả nghiên cứu mới trong nền giáo dục hiện đại

2. Mục tiêu nghiên cứu

Khái quát về đặc điểm phim Bollywood và góp phần thức tỉnh nền giáo dục lạc hậu. Bổ sung vào cách dạy và học những phương pháp thiết thực thông qua những bài học ý nghĩa từ bộ phim 3 Idiots.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học lịch sử và khoa học thực nghiệm. Lấy thực tiễn để chứng minh qua bộ phim 3 Idiots.

Phương pháp nghiên cứu quan sát. Tài liệu sách bão điện tử, tạp chí, phim ảnh….Một số phương pháp khác như nghiên cứu tài liệu, tổng kết và phân tích tổng hợp sẽ mang lại những kết quả xác thực nhất.

B – NỘI DUNG

I.  Lịch sử hình thành phim Bollywood và nguồn gốc phim 3 Idiots

1. Lịch sử hình thành và phát triển của phim Bollywood

1.1 Khái quát về lịch sử phim Bollywood

Bollywood là tên gọi không chính thức được đặt cho ngành công nghiệp sản xuất phim tiếng Hindi có trụ sở tại Bombay, Ấn Độ. Cụm từ này đôi khi bị dùng sai lệch, để chỉ toàn bộ ngành công nghiệp phim tại Ấn Độ. Tên Bollywood là sự kết hợp giữa Bombay, tên gọi cũ của thành phố Mumbai và Hollywood, kinh đô điện ảnh của Mỹ. Mặc cho một số người theo chủ nghĩa thuần túy thì cho rằng cách gọi trên hạ thấp giá trị của ngành công nghiệp này khi tên nó được đặt ăn theo, cái tên Bollywood vẫn cứ tồn tại và đã được đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford.[1]

Trong suốt chặn hành trình phát triển của lịch sử , nền điện ảnh Ấn Độ đã trải qua không ít khó khăn để đi đến đỉnh cao của một môn nghệ thuật đại chúng và trở thành phổ thông đại chúng nhất trong nước và số lượng phim sản xuất ra đạt mức đứng đầu thế giới .

 Hằng năm sản xuất hơn 900 phim truyện (để so sánh “kinh đô điện ảnh” Hollywood chỉ sản xuất chừng 200 phim/năm), quay gần 2.000 phim ngắn (tài liệu, khoa học, quảng cáo…)[2], chưa nói đến dòng phim ngày càng ăn khách trên hệ thống truyền hình nhà nước. Trong khoảng 7.000 rạp chiếu bóng, hằng ngày có 13 triệu khán giả thường trực.[3] Ấn Độ đến nay vẫn là nước dẫn đầu các nước với lượng sản xuất nhiều phim nhất trên hành tinh.

Lịch sử riêng của màn bạc Ấn bắt đầu hầu như cùng lúc với việc phát minh ra kỹ thuật chiếu bóng. Ngay từ năm 1913 D.G. Pkhalke đã làm bộ phim đầu tiên hoàn toàn là của người Ấn. Cho tới khi “hoàng hôn lụi tàn” của nền điện ảnh câm (bộ phim Ấn Độ có lồng tiếng đầu tiên được quay vào năm 1931), trong nước phim ngoại quốc lộng hành chiếm khoảng 80% các bộ phim được trình chiếu. Nhưng mối tương quan này ngày càng thay đổi nhanh chóng theo hướng có lợi cho điện ảnh Ấn. Ba thập niên sau, phim nước ngoài chỉ còn chiếm độ 1/10 số tác phẩm điện ảnh được trình chiếu ở Ấn Độ; còn bây giờ là không đáng kể.[4]

1.2  Con đường phát triển của phim Bollywood

Ba trường quay lớn tại Bombay, Calcutta và Madras tạo nên sự phát triển mạnh của nền điện ảnh Ấn. Ngoài ba trường quay lớn này,  năm 1930 đã hiện hữu 7 Majorcompany – những cơ sở làm phim riêng biệt, với mỗi hãng chuyên sâu về một đề tài nhất định trong điện ảnh. Các hãng này trang bị đầy đủ tất cả những điều cần thiết mà một hãng phim cơ bản phải có. Khi Majorcompany này ưu tiên phim về các nghi lễ tôn giáo và  nhân vật huyền thoại dân gian ; thì Majorcompany hãng khác lại chuyên về các vấn đề xã hội và bi kịch gia đình,  các  Majorcompany hãng còn lại thì chuyên môn về lịch sử cổ tích…

Bollywood và các trung tâm sản xuất phim khác (Tamil ở Chennai, Telegu ở Hyderabad, Bengal ở Kolkata và Malayalam ở Kerala) cùng nhau tạo nên một ngành công nghiệp phim phát triển mạnh tại Ấn Độ.[5] Bollywood đã tạo ra một hiệu ứng tích cực và lan tỏa ra rộng khắp không chỉ ở văn hóa Ấn Độ mà còn ở nhiều nơi trên khu vực, kể cả Trung Đông, Đông Nam Á và Nam Á trên toàn cầu. Tại các nước có một số lượng lớn người nhập cư gốc Ấn như Canada, Úc, Mỹ hay Anh…thì khán giả của Bollywood rất đông. Điều này chứng tỏ người hâm mộ phim Bollywood sẽ còn phát triển mãnh mẽ nhiều hơn nữa.

Không những thế, phim Ấn còn được nhiều cơ quan quản lý nhà nước ủng hộ để Bollywood phát triển. Cụ thể như Liên hiệp Cung cấp tài chính làm phim, sự xuất hiện của Viện Điện ảnh và Truyền hình Ấn Độ ở Puna và Viện Phim quốc gia tại New Delhi, những nơi chuyên bảo quản theo dạng lưu trữ các tác phẩm màn bạc của Ấn và nước ngoài, đồng thời phục chế các phim cũ, giúp hoàn thiện tốt hơn công việc của các nhà làm phim Ấn Độ.[6]

Đài truyền hình nhà nước Ấn Độ đã thu hút hơn 50 triệu khán giả. Nhưng với sự bùng nổ của công nghệ video và DVD thì dòng khán giả tại các rạp chiếu phim giảm đi so với trước[7], song điện ảnh Bollywood vẫn luôn được giữ vững trong thế giới ngầm của “nghệ thuật” sản xuất phim Ấn Độ.

2. Nguồn gốc ra đời của phim 3 Idiots

2.1  Tác giả kịch bản và đạo diễn phim

Tác giả kịch bản phim 3 Idiots là Chetan Bhagat , Chetan Bhagat sinh năm 1974 là nhà văn người Ấn Độ. Cái tên Chetan Bhagat không còn xa lạ với giới trẻ Ấn Độ qua tác phẩm 3 Idiots. Sách của Chetan Bhagat thường đạt được ngay vị trí best seller từ khi mới phát hành và được chuyển thể thành nhiều bộ phim lớn của Bollywood. Tờ The New York Times gọi anh là “tiểu thuyết gia viết tiếng Anh bán chạy nhất lịch sử Ấn Độ”. Tạp chí Time đưa anh vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới”. Anh cũng từng có mặt trong số “100 người sáng tạo trong công việc nhất thế giới” do tạp chí Fast Company (Mỹ) bình chọn.[8]

 Năm 1995, Chetan Bhagat tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Ấn Độ (ITT). Hai năm sau đó anh lấy bằng MBA tại Học viện Quản lý Ấn Độ (IIM) tại Ahmedabad, một thành phố thuộc Gujarat, nằm ở phía tây Ấn Độ. Ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học, Chetan Bhagat đã manh nha ý định viết một cuốn sách về cuộc đời sinh viên đáng nhớ của mình tại ITT. Được sự cỗ vũ của Anusha  – vợ anh, đồng thời là người bạn học thân thiết luôn đồng hành cùng anh trong suốt quãng thời gian học ở IIM, Chetan Bhagat bắt tay vào công việc viết lách. Năm 2004, Ba chàng ngốc (tựa tiếng Anh: Five point someone), cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh ra đời. Ngay lập tức nó đã chiếm vị trí best seller trong suốt một thời gian dài ở Ấn Độ.[9]

Các cuốn sách nổi tiếng nhất của Chetan có thể kể tới Ba chàng ngốc (Five point someone), Ba sai lầm của đời tôi (The 3 mistakes of my life), Hai đầu đất nước: Câu chuyện về cuộc hôn nhân của tôi (2 states: The story of my marriage) và Cách mạng 2020 (Revolution 2020).[10]

Đạo diễn phim

Năm 2009, đạo diễn nổi tiếng người Ấn Độ Rajkumar đã chuyển thể cuốn tiểu thuyết Ba chàng ngốc thành phim điện ảnh. Ngay lập tức, bộ phim này đã phá mọi kỷ phòng vé để trở thành “Bộ phim ăn khách nhất lịch sử Ấn Độ”. Với chi phí sản xuât chỉ 35 triệu rupee nhưng bộ phim đã thu về tới 385 triệu rupee (khoảng 133 tỷ đồng).[11]

2.2  Dàn diễn viên chính

  • Aamir Khan vai Ranchoddas “Rancho” Shamaldas Chanchad / Phunsukh Wangdu
  • Kareena Kapoor vai Pia Sahastrabuddhe, con gái của hiệu trưởng Virus
  • R. Madhavan vai Farhan Qureshi
  • Sharman Joshi vai Raju Rastogi
  • Boman Irani vai Viru Sahastrabuddhe (Virus), hiệu trưởng trường học
  • Omi Vaidya vai Chatur Ramalingam (Kẻ im lặng)
  • Parikshit Sahni vai ông Qureshi, bố của Farhan
  • Javed Jaffrey vai Ranchoddas Shamaldas Chanchad, cậu chủ của Rancho
  • Mona Singh vai Mona Sahastrabuddhe, chị gái Pia
  • Sanjay Lafont vai Suhas, chồng hụt của Pia
  • Rahul Kumar vai Millimeter
  • Dushyant Wagh vai Centimeter, Milimeter sau này
  • Amardeep Jha vai bà Rastogi, mẹ của Raju
  • Farida Dadi vai bà Qureshi, mẹ của Farhan
  • Arun Bali vai Shamaldas Chanchad, cha của Ranchoddas, ông chủ của Rancho. Ông khuyến khích cậu bé người hầu và cho phép cậu được đi học
  • Ali Fazal vai Joy Lobo, một sinh viên có những đam mê về máy móc như Rancho. Sau khi Virus cho cậu ta biết cậu ta trượt tốt nghiệp vì sáng tạo không đúng cách, Joy tự tử.[12]

Vài nét về những diễn viên chính trong phim

Aamir Khan, Kareena Kapoor, R. Madhavan, Sharman Joshi

Aamir Khan

Sinh ngày 14/3/1965, tại Mumbai, Maharashtra, Ấn Độ. Bước chân vào nghiệp diễn lần đầu tiên với một vai phụ trong bộ phim đình đám nhất năm 1973 – Yaadon Ki Baaraat, khi ấy anh vừa mới lên 8.

Anh được mệnh danh là người mang khuôn mặt của chúa Jesus và là một thần tượng của khan giả Ấn Độ. Bước đột phá của anh ở một bộ phim lãng mạn ca nhạc  vào năm 1988. Nhưng sau 8 bộ phim ca nhạc không để lại ấn tượng với người xem, anh tự bứt phá với tuyên bố “ bắt đầu bơi vượt lên” để rồi trở thành ngôi sao Ấn Độ đầu tiên chọn vai diễn theo giá trị nghệ thuật . Vai diễn của Khan được phối hợp khéo léo giữa yêu tố thương mại và yếu tố siêu thực, tạo cho anh một lối đi riêng và gây được tiếng vang lớn trong sự nghiệp điện ảnh của mình. Vào năm 2001, Khan được đánh giá là diễn viên làm thay đổi bộ mặt của Bollywood khi cho ra đời bộ phim “ Lòng mong muốn” và “ Thuế đất” _ bộ phim thứ ba của Ấn Độ được đề cử giải Oscar. Khan không có ý định rời bỏ Bombay để đến với mảnh đất màu mỡ ở Phương Tây khi sự nổi tiếng của anh ngày càng lớn. “ Tôi rất hạnh phúc được tham gia vào những bộ phim Ấn Độ theo hình thức phim ca nhạc mà chúng tôi đã từng làm. Nếu được làm một cách hợp lý, chúng sẽ giống như những vở opera. Khi đó chúng thực sự tuyệt vời.”[13]_ Aamir Khan

Kareena Kapoor

Là nữ diễn viên nổi tiếng xinh đẹp và tài năng của màn ảnh Ấn Độ, cô sinh ngày 21/09/1980, gia đình cô có truyền thống nghệ thuật điện ảnh Ấn Độ. Được thừa hưởng gen từ gia đình, Kapoor tham gia nghệ thuật phim từ rất sớm và giành nhiều giải thưởng cho mình trong những bộ phim Bollywood. Đến nay, cô là một trong những nữ diễn viên được trả cát – sê cao nhất và cũng là một trong số diễn viên hàng đầu trên màn ảnh Ấn

 R. Madhavan

Sinh ngày 01/06/1970  tại  Jamshedpur, Ấn Độ, kết hôn vào năm 1999 với Sarita Birje . R. Madhavan là nam diễn viên đã đóng góp không nhỏ cho sự sinh động của màn ảnh phim Bollywood Ấn Độ. Anh từng tham gia những bộ phim như : 3 Idiots, Hãy sơn màu vàng… R. Madhavan  cũng được đề cử Giải Filmfare cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất[14]

Sharman Joshi

Sinh ngày 28/0 4/1979  là mọt diễn viên nổi tiếng trên sân khấu và điện ảnh Ấn Độ. Anh đã làm việc qua các  giai đoạn sản xuất Bollywood khác nhau trong nhiều ngôn ngữ tiếng Anh, Tiếng Hindi , Marathi và Gujarati nhưng chủ yếu được biết đến với công việc của mình trong những bộ phim Hindi. Bộ phim đầu tiên của Sharman Joshi như là một diễn viên đóng trong phim “Phong cách” (2001), tiếp sau là những vai phụ trong các bộ phim ăn khách như, “Rang De Basanti” (2006), “Golmaal “(2006), và “3 idiots” (2009)…[15]

2.3.Mô tả sơ lược về bộ phim

Bộ phim bắt đầu ở thì hiện tại, khi hai người bạn thân Farhan và Raju nhận được cuộc gọi từ Chatur – “kẻ im lặng”. Trên bồn nước của ngôi trường cũ, Chatur khoe mẽ về căn nhà mới, chiếc xe mới của hắn, và nhắc nhở về một lời thách đấu cách đây 10 năm. Một đoạn flashback trở về đêm ấy trong quá khứ, Chatur khóc lóc trong uất ức, và khắc ngày 5 tháng 9 lên tường. Một mở đầu phim không thể hấp dẫn hơn, người xem bắt đầu tò mò ai là Rancho, vì sao anh mất tích, và điều gì đã xảy ra.

Nhưng chuyện phim thực sự chính là ở quá khứ qua hồi tưởng và lời dẫn của chàng mập Farhan. Bối cảnh là ngôi trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu Ấn Độ, mỗi năm chỉ lấy 200 sinh viên từ hơn 400 ngàn hồ sơ dự thi. Hiệu trưởng là ngài Virus. Ông ta điều hành ngôi trường trên phương pháp nhồi nhét kiến thức, với phương châm: đời là một cuộc đua, chỉ có kẻ đứng đầu mới được tính đến. Con người cũng như những con chim cu cu, vừa ra đời là lao đầu vào một cuộc chiến sinh tồn khốc liệt.

Trong tổ chim của thầy Virus một ngày nọ xuất hiện cánh chim tự do tên là Rancho. Cậu sinh viên đặc biệt ngay từ cái tên dài đằng đẵng, tính cách phóng khoáng với tư tưởng giáo dục mới: học vì niềm đam mê chứ không vì điểm số. Rồi Rancho trở thành cái gai trong mắt thầy hiệu trưởng.

“3 Idiots” là bộ phim kể về cuộc sống của ba chàng sinh viên theo học ngành kỹ sư cơ khí tại ICE – trường Đại học cơ khí quốc gia hàng đầu Ấn Độ. Đó là ba con người với ba hoàn cảnh, tính cách khác nhau, mà có lẽ chúng ta đã bắt gặp trong cuộc sống. Farhan là chàng sinh viên có niềm đam mê rất lớn với nhiếp ảnh, nhưng từ nhỏ đã bị bố mẹ buộc đi học cơ khí. Raju thì sinh ra trong cảnh nghèo khó: bố bị liệt, chị ế ẩm vì không có của hồi môn, người mẹ luôn than phiền không ngớt. Vì vậy, Raju luôn bị áp lực học hành, sợ hãi tương lai. Nổi bật hơn cả là Rancho – chàng sinh viên với tư tưởng phóng khoáng, theo học cơ khí chỉ vì niềm đam mê mãnh liệt của mình. Rancho luôn có một tâm niệm cho bản thân là học vì đam mê và hiểu biết, chứ không phải vì thành tích, điểm số. Rancho chính là người đã góp phần thay đổi cuộc đời của Farhan và Raju. Bộ phim xoay quanh câu chuyện của ba chàng trai từ khi còn là sinh viên cho đến khi trưởng thành sau này.[16]

II.   Bollywood thu nhỏ trong  phim 3 Idiots

1.Đặc điểm của phim Bollywood

Phim Bollywood Ấn Độ là sự pha trộn giữa Đông và Tây, một xã hội với nhiều định kiến đã tạo nên những tác phẩm tuyệt vời ở mọi thể loại, ca múa nhạc là thế mạnh nhưng không phải ai cũng thích nhưng riêng về câu chuyện, tính nhân văn, giáo dục…thì không gì bàn cãi. Nó ở một đẳng cấp cao hơn hẳn so với các nền điện ảnh đang nổi là Hàn Quốc, Trung Quốc hay Thái Lan…

Phim Bollywood có ảnh hưởng từ Hollywood của Mỹ nhưng nó lại là sự sáng tạo đầy tính nghệ thuật. Nền điện ảnh Ấn Độ từ khi xuất hiện đã khéo léo kết hợp nhuần nhuyễn giữa Hollywood với khuôn khổ truyền thống văn hóa Ấn. Phim phương Tây được xem là “ phim lạnh” đối với người Ấn Độ. Tất cả các khuôn mẫu hay đề tài của phim ảnh phương Tây đều không phù hợp với khán giả Ấn. Phim Ấn Độ phổ biến là sự kết hợp giữa nét sâu lắng, hài hước và bi ai.

“Phim kiểu Ấn” là phim các nhân vật chính – người hùng nói tiếng Hindi, thứ ngôn ngữ phổ thông ngay cả ở những vùng heo hút nhất, trở thành dạng “phim chuẩn”. Cho tới những năm 1950 phim dạng Hindi chiếm tới 80% lượng phim sản xuất hằng năm, sau ngày càng giảm.[17] Bây giờ thì phim Ấn đã có sự kết hợp với nhiều thứ tiếng. Trong các thập niên 1950 và 1960 điện ảnh Ấn Độ lại thêm phong phú , Guru Date – vừa là nhà sản xuất vừa là đạo diễn kiêm diễn viên chính, đã vượt qua được cái “giới hạn cố hữu” giữa phim kiếm lời và phim nghệ thuật. Hai tác phẩm nổi tiếng của ông:  “Kẻ khát” (1957) và “Những bông hoa giấy” (1959) đã khẳng định vai trò của người nghệ sĩ trong xã hội Ấn. Tiếp nối G. Date là những thế hệ đạo diễn lừng danh khác: V. Santaram, R. Pkhatik, B. Roy, R. Capur… , các “đại diện lấp lánh” báo trước sự hưng thịnh của nền điện ảnh Ấn, khi đưa các nhân vật chính của mình lên màn ảnh lớn, nói bằng tiếng địa phương, giúp “mở đường vào màn bạc”[18] cho những nền văn hóa khác nhau, cũng như các chính kiến tôn giáo, lịch sử, xã hội và các sự kiện chính trị tiêu biểu. Bollywood mở ra con đường xuyên suốt cho những thế kỷ tiếp theo của nền điện ảnh Ấn Độ ngày càng mới mẻ và khác biết. Từ đó, đưa điện ảnh trở thành tấm gương phản chiếu và bóc trần những vấn đề sâu sắc trong xã hội và đời sống thực, đồng thời cũng vừa tiếp thu nhiều hơn nữa những nền điện ảnh mới từ các quóc gia trên thế giới để xây dựng một Bollywood hoàn thiện

Phim Bollywood còn có những đặc điểm khác biệt là luôn “tràn ngập” cảnh nhảy múa sexy. Người Ấn Độ cho rằng, một bộ phim Bollywood không có cảnh nhảy múa sẽ như cà ri mà không có ớt vì nó nhạt nhẽo và không hấp dẫn.[19] Chính vì vậy, gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng của phim Bollywood là ở những điệu nhảy truyển thống và sexy để tạo nên sự thành công to lớn của những bộ phim Ấn. Do đó, các nhà làm phim thường dành một khoảng thời gian đáng kể cùng với công sức và tiền bạc để thực hiện những cảnh nhảy múa. Hội nhập nhưng không hòa tan

Vũ đạo trong phim Bollywood vào thời kỳ đầu chủ yếu chịu ảnh hưởng của phong cách múa truyền thống của Ấn Độ. Phim Bollywood bắt đầu thay đổi trong những năm 1970. Khi phong cách múa Cabaret đã trở thành xu hướng chủ đạo và được thực hiện trong nhiều bộ phim. Rồi thời gian sau Cabaret đã được thay thế bằng Disco (vốn được coi là một hiện tượng trên toàn thế giới vào thời điểm đó). Sau khi thử nghiệm với cổ điển, bán cổ điển, dân gian, Cabaret và Disco, Bollywood phát triển phong cách nhảy múa tự do, dựa vào sự sáng tạo của chính các vũ công… Bắt đầu từ những năm 1980, cùng với sự ra đời của MTV, phim Bollywood đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các điệu nhảy phương Tây hoặc kết hợp các yếu tố phương Tây Jazz, ballet, thậm chí Hip-Hop đã trở nên phổ biến. Hiện nay, âm nhạc và vũ điệu trong các phim chủ yếu dựa trên phong cách Hip-Hop cũng như các biến thể khác của điệu nhảy Hip-Hop. Trong thế giới muôn màu của vũ điệu, các động tác cử chỉ tay chiếm một ưu thế riêng không chỉ trong các điệu múa Hindu truyền thống mà còn rất phổ biến trong các phim Ấn Độ. Nó tạo nên một hương vị đặc biệt của phim Ấn Độ cho dù hiện nay, nhiều phim Bollywood đang được làm theo cách phương Tây. Nhiều động tác vũ đạo của người nữ tập trung vào hông và thân, trong khi những nam giới thường nhảy đơn.[20]

Theo Longinus Fernandes, một biên đạo múa Bollywood, từng tham gia dự án Slumdog Millionaire (2009) và giành được giải Biên đạo múa xuất sắc nhất Filmfare 2009, cho biết, đặc điểm nổi bật của các phim Bollywood và tác phẩm của ông là: “phong cách, uyển chuyển và sang trọng”. Ngoài ra “bất cứ điều gì cũng có thể được, miễn là phù hợp với câu chuyện phim”, tất nhiên, cảnh khoả thân vẫn bị cấm.[21]

Vì vậy, học diễn xuất tại Ấn Độ khiêu vũ là một môn bắt buộc và quan trọng.Các điệu múa ngày này không còn theo quy cũ như trước, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào diễn viên hoặc khả năng của vũ công và phong cách của biên đạo múa, nhưng chủ yếu là nó phụ thuộc vào thể loại của bộ phim và nội dung câu chuyện. Các yếu tố tự sự là nội dung chính của phim Bollywood.

Ấn Độ có truyền thống nhảy múa lâu đời, trong đó câu chuyện đã và vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Vì dù thế nào thì phim Bollywood vẫn phải đáp ứng nhu cầu thị trường riêng của mình nên nó mang yếu tố giải trí, thương mại, dễ hiểu cho tất cả mọi người và là sự pha trộn của nhiều yếu tố. Các phim Bollywood nhắm đến khán giả trên toàn thế giới nên nó sẽ phải biến tấu cho hợp người xem. Ví dụ, các vũ công múa điệu truyền thống Ấn Độ không có động tác lắc hông nhưng trong bộ phim Devdas, người xem sẽ thấy có điệu múa truyền thống Kathak nhưng được diễn viên bổ sung động tác lắc hông của phương Tây.[22] Những điệu nhảy trong phim Ấn Độ là sự mô tả và sâu sắc của tình yêu, giấc mơ, tình bạn và những buổi tiệc tùng

2.  Những biểu hiện Bollywood thu nhỏ trong  phim 3 Idiots

Bộ phim 3 Idiots là một bộ phim của điện ảnh Bollywood và nó thể hiện đậm chất nhất của nền điện ảnh đặc biệt này. Những biểu hiện khắc họa nên những hình ảnh phổ biến của loại hình điện ảnh phim Bollywood phải nhắc đến là sự kết hợp của những điệu nhảy và các bài hát thể hiện song song cùng cốt truyện và được lồng ghép vào xuyên suốt của bộ phim.

Bài hát “Jaane Nahin Denge”:

 jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin

jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin

chahe tujhko rab bulaa le

hum na rab se darne waale

raahon mein dat ke khade hain hum

yaaron se nazrein chura le

chahe jitna * lagaa le

jaane na tujh ko aise denge hum

jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin

do kadam ka yeh safar hai

umr chhoti si dagar hai

ek kadam mein ladkhadaya kyoon

sunn le yaaron ki yeh baatein

beetengi sab ghum ki raatein

yaaron se rootha hai saale kyoon

jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin

jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin

maa ne khat mein kya likhaa tha

jiye tu jug jug yeh kaha tha

chaar pal bhi jee na paaya tu

yaaron se nazrein milaa le

ek baar tu muskura de

uth ja saale yun sataata hai kyoon…

jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin

jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin

jaane nahin denge tujhe

jaane tujhe denge nahin[23]

Bài hát: “Zoobi Doobi (3 Idiots OST)

Gungunati hain yeh hawayein

Gungunata hai gagan

Gaa raha hai yeh saara aalam

Zoobi do… param pum…

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stupid mann

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stupid mann

Shaakhon pe pattey gaa rahe hain

Phoolon pe bhanvre gaa rahe

Deewani kirine gaa rahi hain

Yeh panchhi gaa rahe

Ohhh..

Bagiya mein do phoolon ki

Ho rahi hai guft-gu

Jaisa filmon mein hota hai

Ho raha hai hu-bahoo

Iiiii iii..

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stupid mann

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stupid mann

Rimjhim rimjhim rimjhim

San san san san hawaa

Tip tip tip tip boondein

Gurrati bijliyaan

Bheegi bheegi saree mein

Yun thumke lagati tu

Jaisa filmon mein hota hai

Ho raha hai hu bahoo

Ii ii iii ii

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stupid mann

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stupid mann

Amber ka chand zameen par

Itra ke gaa raha

Ek tim tim toota tara

Ithla ka gaa raha

Hai raat akeli tanha

Mujhe choo le aake tu

Jaisa filmon mein hota hai

Ho raha hai hubahoo

I i i iii..

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stupid mann

Zoobi doobi zoobi doobi pum paara

Zoobi doobi param pum

Zoobi doobi zoobi doobi naache kyun

Paagal stup[24]

Lời bài hát: “Give Me Some Sunshine

Saari umar hum

Mar mar ke jee liye

Ek pal to ab humein

Jeene do, Jeene do.

Saari umar hum

Mar mar ke jee liye

Ek pal to ab humein

Jeene do, Jeene do.

Saari umar hum

Mar mar ke jee liye

Ek pal to ab humein

Jeene do, Jeene do.

Na na na….Na na na….Na na na….Na na nana na…

Give me some sunshine

Give me some rain

Give me another chance

I wanna grow up once again

Give me some sunshine

Give me some rain

Give me another chance

I wanna grow up once again

Kandhon ko kitabon

Ke bojh ne jhukaya

Rishvat dena to khud

Papa ne sikhaya

99% marks laaoge to ghadi, varna chhadi

Likh likh kar pada hatheli par

Alpha, beta, gamma ka chaala

Concentrated H2SO4 ne poora

Poora bachpan jalaa daala

Bachpan to gaya

Jawani bhi gayi

Ek pal to ab humein

Jeene do, jeene do

Bachpan to gaya

Jawani bhi gayi

Ek pal to ab humein

Jeene do, jeene do

Saari umar hum

Mar mar ke jee liye

Ek pal to ab humein jeene do

Jeene do

Na na na….Na na na….Na na na….Na na nana na…

Give me some sunshine

Give me some rain

Give me another chance

I wanna grow up once again

Give me some sunshine

Give me some rain

Give me another chance

I wanna grow up once again

Na na na….Na na na….Na na na….Na na nana na…

Na na na….Na na na….Na na na….Na na nana na…[25]

Cùng với sự kết hợp của những bài hát được lồng ghép vào trong phim thì những điệu nhảy cũng là một sự không thể thiếu hiển nhiên của bộ phim. Các bản nhạc phim lần lượt đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc tại Ấn, All Izz Well, Give Me Some Sunshine, Zoobie Doobie. Phim Ấn Độ thường có  những màn vũ đạo, đó cũng là điều đặc biệt khi xem phim. Trong 3 Idiots, cũng có các màn nhảy hát này, và một đoạn ca nhạc đều được thể hiện rất tốt, không làm loãng nhịp phim. Những điệu nhảy trong buổi tiệc tùng mang đặc điểm phim Bollywood cũng được thể hiện trong “ 3 Idiots”. Đan xen khéo léo giữa hiện tại với quá khứ tại trường học, 171 phút của 3 Idiots không hề tạo ra cảm giác mệt mỏi cho người xem mà trái lại còn lôi cuốn từ đầu tới cuối. Là một bộ phim của điện ảnh Ấn Độ, 3 Idiots có những “đặc sản” không thể thiếu trong các phim Bollywood như ca hát nhảy múa hay một cái kết có hậu.[26]

Phim 3 Idiots còn thể hiện được lối phim hướng đến thực trạng giáo dục trong xã hội của Ấn Độ, đồng thời mô tả về những bi kịch của gia đình luôn gò ép con em mình theo lối tư tưởng bảo thủ cứng nhắc, như gia đình của hai nhân vật  Farhan và Raju bạn của Rancho ( nhân vật chính) luôn định hướng cho con mình học trường kỹ thuật, không tôn trọng sự lựa chọn cũng như quyết định của họ. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ sai lệch của sinh viên, cướp đi của họ tuổi trẻ đáng ra họ phải được quyền nắm giữ. Bộ phim toát lên những giá trị nhân văn đích thực trong cuộc sống, để lại những bài học sâu sắc và ý nghĩa nhất mà con người có thể áp dụng được vào đời thực.

3.Sự khác biệt của  phim 3 Idiots trong thế giới phim Bollywood

Sự khác biệt của phim “ 3 Idiots” trong thế giới phim Bollywood đầu tiên phải nói đến một kịch bản chân thật từ cuôc sống thực tế của sinh viên. Đưa sinh viên lên màn ảnh với những bài học để đời sâu sắc. Thầy hiệu trưởng với cái tên vô tình hay cố ý mà có tên là Virus, một cái tên mà người ta hình dung ra những loại bệnh kinh khủng nhất của xã hội. Còn Chatur (Omi Vaidya), có biệt danh là “ Kẻ im lặng” dừơng như cũng đại diện cho nhóm người chỉ biệt ngóng chờ mệnh lệnh để nghe theo và làm rập khuôn theo những sự chỉ đạo đã có sẵn, luôn luôn im lặng và không có lập trường hay tiếng nói riêng. Hay đúng hơn là không dám lên tiếng bởi vẫn luôn ám ảnh cái “ nỗi sợ tự do” vô hình nào đó. Nói cho cùng những người này trong xã hội chỉ muốn yên phận, sống cuộc sống của người khác, không biết độc lập và tự chủ cho giấc mơ của riêng mình.

Thế nhưng Rancho, Farhan và Raju_ ba nhân vật chính đã làm cho bộ phim “3 chàng ngốc’ trở thành một ngoại lệ, một sự khác biệt. Bộ phim về đề tài giới sinh viên, với kịch bản nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, bộ phim đã đem lại được nhiều hơn là một phim giải trí. Với những thông điệp và bài học ý nghĩa, đây thực sự là bộ phim đáng xem của điện ảnh Ấn Độ nhất là với các bạn sinh viên.[27]

Viết Tiểu Luận Phê Bình Phim - Bài Luận Về Bộ Phim Ba Chàng Ngốc - 3 Idiots Review

>>>> Xem thêm: Viết Tiểu Luận Phê Bình Phim – Bài Luận Về Bộ Phim Ba Chàng Ngốc – 3 Idiots Review (Phần 2)


[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Bollywood

[2] Báo Văn nghệ Thế Giới, Ấn Độ – siêu cường của màn bạc năm Châu, số ra ngày 20/05/2005

[3] Theo Reds, Kênh tri thức dành cho giới trẻ

[4] Theo Stern, Hambourg, Ấn Độ: Siêu cường của màn bạc năm châu

[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/Bollywood

[6] Báo Người Lao Động, Ấn Độ: Siêu cường của màn bạc Năm  Châu

[7] http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/phim-an-do-va-nhung-con-so-thong-ke-cuc-ky-an-tuong-20150623155135171.chn

[8] Nhã Nam, Bởi vì sách là Thế Giới, Chetan Bhagat

[9] http://news.zing.vn/chetan-bhagat-nguoi-hung-van-chuong-danh-cho-gioi-tre-an-do-post606898.html

[10] Bookaholic reading gone wild.

[11] Nhã Nam, Bởi vì sách là Thế Giới

[12] https://vi.wikipedia.org/wiki/3_ch%C3%A0ng_ng%E1%BB%91c#Di.E1.BB.85n_vi.C3.AAn

[13] Gopal, Sangita; Moorti, Sujata (2008), Global Bollywood: Travels of Hindi Song anh Dance, University of Minnesota Press, ISBN 978-0-8166-4578-7, p.120

[14] http://forum.matngu12chomsao.com/threads/song-ngu-song-tu-kim-nguu-aamir-khan-r-madhavan-sharman-joshi-%E2%80%98ba-chang-ngoc%E2%80%99.84717/

[15] https://en.wikipedia.org/wiki/Sharman_Joshi

[16] http://tieumai.com/component/content/article/39-dien-anh-am-nhac/65-3-idiots-ba-chang-ngoc-.html

[17] Báo Người Lao Động, Ấn Độ: Siêu cường của màn bạc Năm  Châu

[18] Báo Văn nghệ Thế Giới, Ấn Độ – siêu cường của màn bạc năm Châu, số ra ngày 20/05/2005

[19] Theo thế giới điện ảnh

[20] http://danviet.vn/tin-tuc/vi-sao-phim-bollywood-luon-tran-ngap-canh-nhay-mua-sexy-458541.html

[21] https://en.wikipedia.org/wiki/Longinus_Fernandes

[22] Theo Thế giới điện ảnh

[23] http://www.nhaccuatui.com/playlist/nhac-phim-3-chang-ngoc-dang-cap-nhat.yMmnv2RCIrqP.html

[24] http://www.nhaccuatui.com/playlist/nhac-phim-3-chang-ngoc-dang-cap-nhat.yMmnv2RCIrqP.html?st=2

[25] http://www.nhaccuatui.com/playlist/nhac-phim-3-chang-ngoc-dang-cap-nhat.yMmnv2RCIrqP.html?st=4

[26] http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/diem-phim/3-idiots-dai-hoc-khong-phai-con-duong-duy-nhat-2860500.html

[27] https://shopaholicvn.wordpress.com/2012/01/29/3-idiots-3-chang-ng%E1%BB%91c-b%E1%BB%99-phim-c%E1%BA%A3m-d%E1%BB%99ng-v%E1%BB%81-tinh-b%E1%BA%A1n-tinh-yeu-va-gia-tr%E1%BB%8B-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng/

Comments are closed.